báo gia đình, ẩm thực, dịch vụ xe, kênh giải trí, mẹ và bé, giá xe ô tô, giá xe máy, du lịch, phun xăm thẩm mỹ, mua xe cũ, xu hướng làm đẹp, Mỹ phẩm, Mỹ phẩm Nhật, Báo asahi, Thắt lưng, Làm bác sĩ, Mỹ phẩm Nhật Bản, Sức khỏe, Làm đẹp dưỡng da, Dinh dưỡng sức khỏe

Quy trình thực hiện VietGAP đã có với rau

GAP là thực hành nông nghiệp tốt do các nhà bán lẻ châu Âu (EUREP) đưa ra đầu tiên vào năm 1997, Sau đó được nhiều nước trên thế giới chấp nhận thực hiện, Vì vậy đến năm 2007,EUREPGAP được đổi tên thành GLOBALGAP, tức là GAP áp dụng cho toàn cầu. Như vậy các yêu cầu và nội dung của GLOBALGAP cũng giống như EUREPGAP có thể tiêu thụ được ở châu Âu và cả thế giới, ngoài trừ một ít nước có tiêu chí khắc khe hơn. Chẳng hạn về mức dư lượng hóa chất (như Nhật, Mỹ).

Ở nước ta, trên cơ sở và nội dung của GLOBALGAP và kinh nghiệm của các GAP đi trước, năm 2008 Nhà nước đã xây dựng tiêu chuẩn GAP cho Việt Nam với tên gọi là VietGAP. Quy trình thực hiện VietGAP đã có với rau, quả tươi, chè và lúa, sau đó tiếp tục với các nông sản khác và thủy sản, nhất là các mặt hàng xuất khẩu nhiều và dễ bị ô nhiễm.

Như vậy là về cơ bản VietGAP cũng giống EUREPGAP, GLOBALGAP và các GAP khác. Nắm được yêu cầu, nội dung của EUREPGAP là nắm được các yêu cầu, nội dung của GLOBALGAP và VietGAP . Tuy vậy trong VietGAP có một số chi tiết thay đổi cho phù hợp với thực tế nước ta.( trongraulamvuon.com sẽ giới thiệu ở bài viết sau)

Theo BNN &PTNT

Mỗi gốc thanh long có thể thu hoạch hơn 100.000 đồng, còn nếu chỉ tính riêng cau thu nhập có thể đến 30 triệu đồng.

Cụ Đỗ Quang Hoàng (77 tuổi), chủ nhân vườn trồng cau xen thanh long ở thôn Phú Nam Bắc, xã Tam Xuân 2, huyện Núi Thành, Quảng Nam cho biết: “Sau nhiều năm mày mò, tôi thấy đưa thanh long vào trồng xen canh với cau là thích hợp. Tôi liền trồng khoảng 150 gốc thanh long (3 đợt trồng) dưới tán 300 gốc cau trên mảnh vườn 1.000 m2.

Kết quả thật bất ngờ. Hai cây này có sự liên kết, hỗ trợ cho nhau. Cụ thể, thanh long cho quả trong mùa hè. Giai đoạn này, tán cau che mát giúp cho thanh long không bị nẫu mà chết, chịu được cái nóng khắc nghiệt của miền Trung. Quả thanh long tuy không lớn lắm nhưng có độ ngọt khá, không chua.

 

Khu vườn cau và thanh long của cụ Hoàng.

Trung bình, mỗi gốc thanh long, tôi thu hoạch hơn 100.000 đồng. Mùa cau tiếp nối sau mùa thanh long. Nhờ hấp thu một số ít phân bón và nước tưới cho thanh long nên cau phát triển tốt, cho sai trái. "Có những năm được giá, tôi thu nhập chỉ riêng cau lên đến 30 triệu đồng”, ông nói.

Đây là mô hình trồng thanh long dưới tán cau quy mô và hiệu quả đầu tiên ở vùng Quảng Nam - Đà Nẵng. Cụ Hoàng đang dùng phân vi sinh để bón cho thanh long nhằm cho sản phẩm sạch, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Theo Nông nghiệp Việt Nam

(Dân Việt) - Ngày 26.11 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 4 với chủ đề “Việt Nam trên con đường hội nhập và phát triển bền vững” với sự tham dự của 1.350 đại biểu, trong đó có gần 250 đại biểu đến từ 36 quốc gia và các vùng lãnh thổ.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, việc đẩy mạnh hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ nói chung; khoa học xã hội và nhân văn nói riêng là một nội dung quan trọng trong chiến lược hội nhập quốc tế của Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn tiếp tục nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của các quốc gia, các tổ chức và các học giả quốc tế đối với công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển của Việt Nam nói chung và Việt Nam học nói riêng.

Trang trại nông sản sạch ở Mộc Châu, Sơn La.

Trong phần thảo luận sau đó, các đại biểu đã tập trung làm rõ những thời cơ, thách thức và đề xuất nhiều giải pháp cho hội nhập, phát triển bền vững; tái cấu trúc nền kinh tế, về phát triển nông nghiệp, nông thôn. Về nông nghiệp, nông thôn, các đại biểu cho rằng, sau gần 30 năm đổi mới, nông thôn Việt Nam đã có nhiều biến đổi sâu sắc và nhờ đó cuộc sống của nông dân không ngừng được cải thiện. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ nay đến 2020, nông thôn Việt Nam sẽ có những thách thức trong phát triển bền vững, khi Việt Nam về cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Một trong số những thách thức đó là vấn đề an ninh lương thực và nguy cơ khủng hoảng lương thực trên thế giới; Biến đổi xã hội nông thôn trong quá trình phát triển bền vững nông thôn theo hướng hiện đại của một quốc gia; Vai trò của văn hóa trong phát triển bền vững nông thôn theo hướng hiện đại; An sinh xã hội ở nông thôn…

Theo các đại biểu, để vượt qua những thách thức này, Việt Nam cần phải phát triển nền nông nghiệp xanh, cũng như đầu tư phát triển và ứng dụng khoa học trong nông nghiệp. Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cũng tăng cường các nguồn đầu tư vào cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội để đảm bảo mức sống về vật chất và tinh thần cho người dân.

Thủy Oanh

Hệ thống canh tác tôm - lúa đang phát triển mạnh tại các tỉnh ven biển ĐBSCL, tạo ra sản phẩm sạch, an toàn theo tiêu chẩn VietGAP, GAP, hữu cơ là nền tảng để các tỉnh xây dựng thương hiệu gạo và thủy sản chất lượng cao cho vùng này.

Nâng cao giá trị hàng hóa

PGS.TS Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết: Tiềm năng và lợi thế của việc phát triển hệ thống canh tác tôm - lúa ở khu vực ĐBSCL là rất lớn. Quy mô SX có thể đạt đến 200.000 ha. Hiện tại, diện tích tôm - lúa ở khu vực ĐBSCL đã phát triển được khoảng 160.000 ha, dự kiến đến năm 2015 đạt 180.000 ha, đến năm 2020 ổn định diện tích 200.000 ha. Khi đó sẽ đóng góp thêm khoảng 800.000 tấn lúa trong tổng sản lượng của vùng.

Mặt mạnh của việc SX tôm - lúa là tạo ra sản phẩm sạch, an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GAP, hữu cơ sẽ nâng cao giá trị hàng hóa cho cả tôm và lúa. Hệ thống canh tác tôm - lúa hạn chế sử dụng hóa chất độc hại, sử dụng tài nguyên nước hợp lý theo từng thời điểm và mùa trong năm; không tạo nên những mâu thuẫn trong việc sử dụng nước. Sử dụng hợp lý và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, thích ứng với điều kiện tự nhiên, thời tiết khí tượng thủy văn.

Sản phẩm lúa gạo trong vùng SX tôm - lúa không chỉ là sản phẩm ăn được mà còn gắn liền với ý chí và tính thích nghi cao của cư dân ven biển; là tập quán sinh sống và sẽ hình thành những làng nghề truyền thống trong tương lai.

 

Kiểm tra mô hình tôm - lúa VietGAP

Thực tế, từ năm 2004 đến nay, 32 hộ dân ở 2 ấp Rạch Sâu và Xẻo Cạn ở xã cù lao Long Hòa, huyện Châu Thành (Trà Vinh) đã tham gia SX lúa sạch theo phương pháp hữu cơ trên diện tích 20 ha. Lúa của bà con được Cty TNHH Dịch vụ - du lịch Hồng Tín ở TP.HCM bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá cao hơn giá lúa thị trường khoảng 30%. Mô hình này, ngoài tăng giá trị lợi nhuận trên cùng diện tích từ tôm - lúa còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái trong vùng.

Bà Phan Thị Thu Sương, PGĐ Sở NN-PTNT Bến Tre nói: SX luân canh tôm - lúa là mô hình mang tính bền vững, ổn định và cần nhân rộng để nông dân thực hiện. Con tôm, hạt lúa đều sạch do không sử dụng thuốc BVTV nhiều nên chất lượng cao. Bến Tre hiện có hơn 6.600 ha luân canh tôm - lúa, năng suất lúa đạt từ 4 - 4,5 tấn/ha; sản lượng tôm nuôi trung bình từ 350 - 400 kg/ha/năm, tăng từ 20 - 30% so với những đồng đất nuôi chuyên tôm không trồng lúa.

Trong đó, mô hình xen canh tôm càng xanh - lúa đã phát triển được 380 ha, luân canh tôm thẻ chân trắng - lúa hoặc tôm sú 6.269 ha. Mô hình đã giúp nhà nông có thể khai thác một cách hiệu quả cả nguồn nước trong hai mùa mặn - ngọt. Giá trị hàng hóa trên cùng diện tích đều tăng, lợi nhuận trồng lúa từ 13 - 14 triệu đ/ha, thu nhập từ nuôi tôm càng xanh từ 20 - 24 triệu đ/ha; nâng tổng thu nhập của mô hình tôm - lúa đạt từ 33 - 38 triệu đ/ha.

Cần sự hỗ trợ

Để đảm bảo mô này phát triển bền vững và cho ra những sản phẩm sạch, rất cần sự hỗ trợ của các cấp chính quyền về cơ chế, chính sách cho bà con để đầu tư cơ sở hạ tầng, tổ chức lại SX theo mô hình hợp tác, áp dụng quy trình SX an toàn theo VietGAP, GAP... Cần quan tâm đến chuỗi giá trị SX lúa gạo nhằm đảm bảo lợi nhuận cho nông dân làm lúa sạch. Mô hình lúa - tôm được người nông dân, nhà khoa học đang khẳng định là mô hình SX bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

PGS.TS Phạm Văn Dư nói: Việc khai thác và phát huy SX lúa - tôm cần được tiếp tục thực hiện với những định hướng rõ về quy hoạch vùng, giống lúa, chất lượng tôm và khai thác các hoạt động SX khác như rau, màu và các loại thủy sản để gia tăng thu nhập cho người dân. Trong đó cần chú ý đến thời vụ, chất lượng giống lúa, phương pháp canh tác theo VietGAP, GAP và xây dựng thương hiệu vùng SX lúa - tôm.

Việc phát triển SX tôm - lúa bền vững tận dụng đất nước và sử dụng tối ưu các nguồn lực sẽ góp phần tăng thu nhập cho nông dân, đồng thời mở ra một thị trường tiêu thụ nông sản chất lượng cao, góp phần làm phong phú nguồn nông sản xuất khẩu và tăng cường giá trị sản phẩm hàng hóa cho một bộ phận nông dân trong vùng ĐBSCL.

Các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng và Bạc Liêu đã có quy hoạch diện tích SX tôm - lúa thì căn cứ theo đó định hướng và điều chỉnh phát triển cho phù hợp. Các tỉnh Long An, Tiền Giang, Trà Vinh chưa có quy hoạch thì cần sớm làm và định hình vùng SX tôm lúa ổn định để có kế hoạch và đầu tư lâu dài.

Mặt khác, khi các tỉnh đã có quy hoạch vùng lúa - tôm thì cần nhanh chóng xây dựng thương hiệu gạo theo các tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP và các loại GAP khác, gạo hữu cơ. Thương hiệu gạo không chỉ xây dựng với thị trường trong nước mà cần phải mở rộng với thị trường xuất khẩu phù hợp. Theo đó, mỗi tỉnh chọn một địa chỉ SX lúa thuận lợi với những giống lúa đặc biệt hoặc đặc sản kết hợp cùng doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu theo các định hướng VietGAP, GAP hoặc hữu cơ... dựa trên cơ sở xây dựng cách đồng mẫu lớn; xây dựng thương hiệu gạo và tìm đối tác, thị trường tiêu thụ ổn định, lâu dài.

Diện tích SX tùy theo mức độ và thị trường tiêu thụ, khởi điểm có thể là 50 ha và mở rộng dần diện tích theo lộ trình phát triển thương hiệu. Sở NN-PTNT cùng các đơn vị chuyên môn nên phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp tiêu thụ gạo xây dựng các chương trình, dự án kết hợp kinh phí từ hai nguồn (nhà nước và doanh nghiệp) để xây dựng vùng nguyên liệu và thương hiệu gạo.

Bình Thuận là “thủ phủ” trồng cây thanh long của cả nước, song người trồng thanh long ở đây vẫn đang loay hoay tìm hướng sản xuất sạch theo tiêu chuẩn VietGAP để đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu...

Bấp bênh đầu ra

Người trồng thanh long ở huyện Hàm Thuận Bắc đang tiếp cận với hướng sản xuất theo tiêu chuẩn GAP.

Theo Sở NNPTNT Bình Thuận, tính đến cuối năm 2011, toàn tỉnh có 18.646ha thanh long với sản lượng lên tới 330.000 tấn/năm. Thanh long trồng chủ yếu ở 2 huyện Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam với diện tích chiếm hơn 80%, gần 20% diện tích còn lại được trồng rải rác ở các địa phương khác trong tỉnh. Hiện nay, ngoài tiêu thụ nội địa (khoảng 15-20% sản lượng), thanh long Bình Thuận chủ yếu được xuất khẩu. Ngoài thị trường chính là Trung Quốc (TQ), thanh long Bình Thuận đã xuất khẩu sang hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, chủ yếu là ở châu Á
Bà Đào Thị Kim Dung- Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển thanh long Bình Thuận cho biết: “Phía TQ khuyến khích ngoại thương biên giới với những nước có biên giới chung, các doanh nghiệp TQ không đặt hàng nhập khẩu chính ngạch mà chỉ đặt hàng các doanh nghiệp Việt Nam để nhập khẩu không chính thức nhằm mục đích hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu tiểu ngạch”.

Một số doanh nghiệp trong nước do muốn thủ tục đơn giản nên không trực tiếp xuất khẩu, mà chủ yếu bán tại Bình Thuận hoặc vận chuyển ra Bắc, rồi xuất sang TQ qua đường không chính thức, theo kiểu “mua đứt, bán đoạn” giữa thương nhân hai nước. Bên cạnh việc giữ ổn định những thị trường chính, việc mở rộng xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng ở châu Âu, châu Mỹ đối với thanh long Bình Thuận cũng gặp nhiều khó khăn.

Hướng đến 100% diện tích thanh long đạt chuẩn GAP

Để hướng tới sự phát triển ổn định, bền vững của thanh long, UBND tỉnh Bình Thuận đã phê duyệt dự án phát triển cây trồng này đến năm 2015. Theo đó, trong thời gian tới, Bình Thuận sẽ tập trung phát triển thanh long theo hướng an toàn VietGAP, để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Mục tiêu của Bình Thuận là đến năm 2013 có 100% diện tích trồng thanh long trên địa bàn tỉnh đạt tiêu chuẩn VietGAP hoặc GlobalGAP.

Theo Cục Trồng trọt, năm 2011, diện tích trồng thanh long của 3 tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang và Long An ước đạt 22.000ha, sản lượng 463.000 tấn (chiếm 96% tổng diện tích, 99% tổng sản lượng thanh long cả nước). Trong đó, Bình Thuận là tỉnh có diện tích lớn nhất, hơn 18.600ha.

Theo bà Dung, tuy toàn tỉnh có diện tích trồng thanh long lớn, nhưng bình quân diện tích/hộ còn nhỏ, khoảng 0,5-0,6ha. Vì thế, để thuận lợi cho việc triển khai mục tiêu đạt chuẩn GAP, Sở NNPTNT tỉnh đã chủ trương các xã, phường, thị trấn xây dựng, hình thành các tổ/nhóm liên kết sản xuất. Đến nay, toàn tỉnh đã có 363 tổ hợp tác, nhóm liên kết sản xuất, trang trại với sự tham gia của 9.315 hộ, diện tích đạt 7.012ha. Trong đó, hơn 5.000ha được xem xét, kiểm tra, đánh giá và chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP với sự góp mặt của gần 7.000 hộ thuộc 270 tổ/nhóm liên kết sản xuất. “Tuy vậy, do một số thị trường nhập khẩu chưa có những quy định ràng buộc nghiêm ngặt, nên hầu như việc sản xuất theo GAP chưa thực hiện được một cách toàn diện mà chỉ dừng lại ở khâu sản xuất ngoài đồng”- bà Dung cho biết.

Ông Nguyễn Quang Huy (Cục Trồng trọt, Bộ NNPTNT) cho rằng: “Thanh long là cây thế mạnh của tỉnh Bình Thuận với giá trị hàng hóa lên đến hơn 2.000 tỷ đồng. Do vậy, Bình Thuận cần quy hoạch vùng sản xuất tập trung, vùng sản xuất an toàn. Trước mắt, để đáp ứng nhu cầu thị trường và thực tế tình hình sản xuất, phải thực hiện tốt quy trình sản xuất an toàn đối với trường hợp có hợp đồng bao tiêu chắc chắn; áp dụng VietGAP theo tiêu chuẩn Việt Nam tiến tới hòa nhập quốc tế.

Hữu Thông

* Giá thanh long chính vụ cao ngất ngưởng!

Bắt đầu từ ngày 20/8/2012, thanh long là mặt hàng trái cây duy nhất của VN được phép xuất thẳng sang Mỹ để chiếu xạ, trước khi được đưa đến các siêu thị cao cấp của nước này…

Ông Nguyễn Hữu Đạt – Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II cho biết, sau một thời gian khai thông và mở rộng thị trường Mỹ, đến nay, mặt hàng trái thanh long của VN đã tạo lập được uy tín lớn tại thị trường khó tính nhất thế giới này. Biểu hiện cụ thể là từ ngày 20/8/2012 sắp tới, Mỹ sẽ cho phép một số mặt hàng trái cây của 3 nước Thái Lan, Ấn Độ và VN được phép đưa thẳng vào Mỹ để chiếu xạ trực tiếp tại nước này. Trong đó, Thái Lan có 5 loại trái cây, Ấn Độ 1 loại trái cây (xoài) và VN 1 loại trái cây (thanh long).

Đây là điều Mỹ chưa từng tạo tiền lệ với bất kỳ loại rau quả nào của VN. Riêng với trái thanh long đang có hàng chục loại dịch hại, trong đó nhiều loại dịch hại phổ biến ở VN, nhưng nước Mỹ lại không có nên luôn bị kiểm tra gắt gao. “Vậy mà bây giờ Mỹ đã cho phép đi thẳng vào nước họ để chiếu xạ, điều đó chứng tỏ trái thanh long của nước ta đã tạo niềm tin rất lớn với thị trường Mỹ về vấn đề kiểm soát dịch hại và VSATTP!” – ông Đạt nói.

Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II cũng cho rằng, đây cũng là cơ hội để quảng bá và mở rộng thị trường cho trái thanh long của VN, vì khi Mỹ nới rộng điều kiện NK cũng đồng nghĩa nhiều nước khác cũng làm theo. Ngoài ra, việc DN có thể đưa thanh long sang Mỹ chiếu xạ cũng góp phần điều chỉnh giá chiếu xạ tại VN hợp lý hơn. Tuy nhiên, ông Đạt cũng khuyến cáo: “Các DN cần phải lựa chọn kỹ các công ty chiếu xạ tại Mỹ để “chọn mặt gửi vàng”, nếu không muốn gặp rắc rối do kiểm dịch không đạt ngay tại nước bạn”.

Như vậy, cùng với việc Mỹ cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận cho “Thanh long Bình Thuận”, thì hành động “mở rộng cửa” kiểm dịch cho trái thanh long VN này đang giúp nông dân và DN trong nước thêm phấn chấn, tự tin vào con đường sản xuất sạch (GAP). Trước đó, Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Mỹ (USPTO) đã cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận cho “Thanh long Bình Thuận” với nhãn hiệu được bảo hộ gồm các từ “Bình Thuận”, “Dragon Fruit” và hình ảnh quả thanh long. Việc bảo hộ nhãn hiệu tại Mỹ góp phần để thanh long Bình Thuận có chỗ đứng vững chắc hơn trên thị trường khó tính này, đồng thời bảo vệ uy tín, danh tiếng của trái thanh long Bình Thuận – Việt Nam.

Phong trào tổ, nhóm VietGap trên thanh long cũng đang phát triển rầm rộ và trở thành mô hình điểm cho nhiều địa phương học theo (có trên 340 tổ, nhóm VietGap với diện tích trên 4.400 ha đạt chuẩn VietGap). Nhiều chuyên gia dự báo, với việc trái thanh long VN được hàng loạt thị trường khó tính như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Chi Lê… ngày càng tin tưởng vào việc kiểm soát dịch bệnh và VSATTP, chắc chắn nông dân và DN XK của VN sẽ được hưởng lợi lớn...

Trong khi đó tại “thánh địa” thanh long Bình Thuận, dù đang ở chính vụ thu hoạch nhưng giá bán lại đang cao ngất ngưởng. Trao đổi với NNVN, nông dân Lê Công Tam (thôn Minh Hòa, xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) phấn khởi cho biết: “So với năm ngoái, giá thanh long chính vụ cao hơn 30 – 40%: Loại 1 đạt 13.000 đồng/kg, loại 2 đạt 6.000 đồng/kg. Với giá bán này, trung bình một trụ thanh long người dân thu về 600.000 đồng, trong khi đó 1 ha có khoảng 1.300 trụ tức tương đương 700 – 800 triệu đồng!”.

Tương tự, nông dân Ngô Văn Quyền (khu phố Nam Tân, thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam) có trên 2 ha thanh long cho biết: “Chưa bao giờ chính vụ thanh long lại có giá như năm nay, đặc biệt thu hoạch bao nhiêu đều được thương lái đến mua hết với giá từ 6.000 - 13.000 đồng/kg tùy loại. Với giá bán này, nông dân trồng thanh long đang lãi rất lớn”.

Nhiều nông dân lý giải, có nhiều nguyên nhân khiến giá thanh long tăng mạnh như thị trường XK được mở rộng, uy tín và chất lượng tăng cao khiến giá bán lên theo. Đặc biệt, nguyên nhân quan trọng nhất là do chính vụ năm 2011 bị cắt điện triền miên (do thiếu điện) khiến người dân tập trung làm mạnh vụ nghịch; sau đó vào chính vụ năm 2012 này cây thanh long “đuối”, không được rộ trái như mọi năm khiến nguồn cung giảm, kéo giá đi lên.

Nguồn: nongnghiep.vn

Thanh long thuộc một chi họ xương rồng có tên khoa học là Hylocereus undatus, là loại cây bản địa của Mexico, khu vực Trung và Nam Mỹ. Hoa thanh long được sử dụng làm cây cảnh vì nét độc đáo của nó: chỉ nở vào ban đêm, có đường kính gần 30 cm, trắng muốt và tỏa mùi hương như vani.

Đặc biệt là hoa chỉ “sống” đúng một đêm. Thanh long ruột đỏ mới xuất hiện gần đây nhưng cũng được ưa chuộng bởi màu sắc đẹp. Trái thanh long trung bình dài khoảng 15-20 cm và nặng khoảng 350 gr, nhưng cũng có giống cho trái đạt được gần 1 kg. Ruột thanh long có những hạt đen nhỏ xíu như hạt mè, gần giống như kiwi nhưng hương vị nhẹ hơn.

Y học cổ truyền của người da đỏ Trung Mỹ đã miêu tả thanh long với nhiều khả năng trị liệu cho hệ tiêu hóa, nhờ hạt thanh long chứa một chất nhờn tự nhiên có tính nhuận trường. Thanh long chỉ cung cấp khoảng 50 Kcalori/100 gr nhưng giàu vitamin C, giúp cơ thể hấp thu sắt từ thực phẩm, tăng cường hệ miễn dịch và có tác dụng chống lão hóa, rất tốt cho những người thiếu máu; vitamin A hỗ trợ sức khỏe thị giác; khoáng chất, như phosphor tốt cho sự hình thành của mô; chất xơ và betacyanin (đặc biệt là đối với loại ruột đỏ). Thanh long ruột đỏ tuy có hàm lượng vitamin thấp nhưng lại giàu thành phần kháng ô xy hóa như phénolic.

Một số nghiên cứu cũng cho thấy thanh long có thể giảm tỷ lệ a xít uric trong máu và ngăn ngừa bệnh gout, tiểu đường. Là thực phẩm thích hợp cho mọi chế độ ăn kiêng cũng như cho những người cao huyết áp. Nước ép thanh long được chế biến thành nước giải khát hoặc rượu, hoa thanh long cũng được chế biến thành món ăn, hoặc có thể sắc lấy nước uống. Các nhà dinh dưỡng cho rằng ăn một trái thanh long tương đương với một trái kiwi.

Khi mua thanh long, nên chọn trái có vỏ bóng đỏ sậm, mỏng và nặng tay. Tuy có thể bảo quản trong tủ lạnh vài ngày sau khi mua, nhưng ngon nhất vẫn là chọn trái vừa chín tới và sử dụng ngay. Thanh long có thể ăn sống, nấu chín (chỉ cho vào sau cùng) hoặc làm mứt.

Minh Quân - thanhnien.com.vn

Hàng loạt rào cản về chất lượng, VSATTP được các thị trường lớn như Châu Âu, Mỹ đặt ra đang khiến rau quả của VN liên tục “gặp nạn”. Trong khi đó, tại buổi tọa đàm về VSATTP do Hiệp hội Rau quả VN tổ chức hôm qua 31/7 tại TPHCM, rất nhiều DN XK rau quả bức xúc kêu trời trước hàng loạt bất cập của các cơ quan quản lý, kiểm soát chất lượng nông sản VN hiện nay…

TỰ BƠI VÀ… HỤT HƠI!

Theo Cục BVTV, từ năm 2011 đến nay nhiều mặt hàng rau củ quả của VN liên tục bị Châu Âu cảnh báo, dọa sẽ cấm nhập khẩu do số lượng vi phạm các quy định về kiểm dịch thực vật tăng đột biến. Cụ thể, năm 2011 có tới 366/419 lô hàng bị EU thông báo vi phạm (chiếm trên 87% tổng số các vi phạm, tăng gấp hơn 10 lần so với năm 2010). Đặc biệt là tại Pháp thông báo tới 136 lần, Anh 83 lần, Đức 51 lần, Thụy Sĩ 36 lần… Sang đến nửa đầu năm 2012, số lần thông báo vẫn còn rất cao: 42 lần, trong đó 14 mẫu nhiễm dịch, 16 mẫu vi phạm giấy chứng thư, 12 mẫu là sản phẩm cấm và sai kích cỡ.


Chậm thay đổi lối sản xuất và quản lý, rau quả VN sẽ còn “gặp nạn” tại Châu Âu, Mỹ…

Để xảy ra tình trạng này, bà Dương Kim Ngọc – Phó Tổng giám đốc Cty CP thực phẩm Sao Ta (Sóc Trăng) cho rằng, kiểm soát chất lượng nông sản của VN hiện nay chủ yếu làm ở phần ngọn, chưa thực hiện tốt ở phần gốc (tức quá trình sản xuất của nông dân). Chính vì thế mới xảy ra tình trạng, khi DN ký kết bao tiêu sản phẩm cho nông dân làm theo GAP để XK, nhưng khi thu mua luôn trong tình trạng hồi hộp, lo lắng vì không biết có đạt đúng yêu cầu chất lượng hay không. “Rồi khi DN muốn xây dựng quy trình XK đạt chuẩn cho nhà máy, gửi đơn thư đến mấy Cục của Bộ NN-PTNT nhưng chẳng thấy đơn vị nào hồi âm. Vậy là lại phải tự bơi, kinh doanh XK rau quả giờ như đánh bạc, theo kiểu hên xui…!” – bà Ngọc nói. Một DN khác cũng phản ánh, khi đến làm việc với nhiều Sở NN-PTNT, phòng NN hay Trung tâm khuyến nông các địa phương để trao đổi, nhờ tư vấn xây dựng vùng sản xuất rau quả an toàn, thì hầu hết họ đều có thái độ không mặn mà quan tâm.

Còn ông Mai Xuân Thìn – Giám đốc Cty TNHH Rồng Đỏ (TPHCM) phản ánh, các DN đang rất bị động trong việc kiểm tra dịch hại trên sản phẩm rau quả XK. “Khi chúng tôi mang mẫu đến kiểm nghiệm đều được hỏi: “Các anh kiểm tra cái gì?”, nếu không nói cụ thể thì họ từ chối làm. Trong khi đó tại nhiều nước khác, chỉ trong thời gian ngắn DN mang mẫu đến sẽ cho kết quả phân tích của cả trăm chất BVTV, dịch hại. Điều này đồng nghĩa, rau quả của DN nước họ được an toàn tuyệt đối khi XK đi khắp thế giới”. Một DN khác cũng cho biết, khi cầm 1 mẫu sản phẩm đi kiểm tra, thường phải chạy 4 – 5 trung tâm phân tích để cho chắc ăn vì mỗi nơi cho một kết quả khác nhau (nơi nói nhiễm, nơi nói không). “Cũng một mẫu đó, nơi thì hẹn cả tháng, nơi nhanh nhất cũng cả tuần. Đến khi DN bỏ khoản tiền lớn ra làm dịch vụ thì chỉ mất có 2 ngày, nhưng nếu làm thế thì quá tốn kém”.

KHÔNG CÓ ĐƯỜNG LÙI

Theo ông Nguyễn Hữu Đạt – Giám đốc Trung tâm kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II, vấn đề kiểm dịch thực vật tại các nước nhập khẩu đang ngày càng khó khăn, liên tục có những yêu cầu mới khắt khe hơn. Chính vì thế, giải quyết vấn đề này cần nhiều giải pháp đồng bộ của tất cả các khâu: từ nông dân, nhà khoa học, các DN, nhà quản lý… đều phải vào cuộc quyết liệt. Ông Đạt cũng cho rằng, thời gian tới cần tập trung vào 2 giải pháp chính để mở các rào cản do các nước đặt ra: Giải pháp về chiếu xạ và giải pháp xây dựng vùng sản xuất phi dịch hại.

Ông Nguyễn Hữu Đạt – Giám đốc Trung tâm kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II: “Chúng tôi qua Đài Loan tham quan, thấy Trung tâm phân tích kiểm dịch tại một quận của họ thôi đã có tới 100 – 200 cái máy chạy rẹt rẹt hàng trăm mẫu rau quả một lúc, phục vụ cho XK. Còn tại VN, do còn khó khăn về nguồn tài chính, máy móc phân tích không tự sản xuất được, mua lại quá đắt (hàng chục tỷ đồng/máy) nên cơ sở vật chất để phân tích dư lượng thuốc, kiểm dịch thực vật còn hạn chế”

Với giải pháp chiếu xạ ít tốn kém hơn, VN đang XK được nhiều mặt hàng rau quả vào thị trường Mỹ, EU, Nhật, Hàn Quốc, Newzealand… Nhưng giải pháp về xây dựng vùng sản xuất phi dịch hại (mang tính lâu dài, bền vững) lại gặp nhiều khó khăn do chi phí rất lớn, nhận thức sản xuất an toàn của nông dân chưa cao, cơ sở hạ tầng và chính sách quản lý chưa đồng bộ. Nhưng ông Đạt cho rằng, khó cũng phải thực hiện, không có đường lùi do các nước nhập khẩu luôn đòi hỏi sản phẩm phải tuân thủ quy trình kỹ thuật giảm dịch hại, giảm thuốc BVTV, áp dụng GAP, có mã số vùng trồng; các DN đóng gói, XK cũng phải đáp ứng yêu cầu quốc tế về VSATTP và truy xuất nguồn gốc.

Ông Cao Việt Hà – Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cho biết, trong tương lai các nước sẽ tăng dần các yêu cầu kiểm soát VSATTP, tăng cấp độ cảnh báo nông sản nhập khẩu. Các DN VN phải sẵn sàng ứng phó với chuyện rau quả của VN vượt qua được rào cản này rồi thì họ sẽ lại cho “mọc” thêm các rào cản khác. Chính vì thế, các DN phải xác định được nguy cơ bị khách hàng “thổi còi” ở đâu để tháo gỡ. Ông Hà cũng cho rằng, các mối nguy tập trung chủ yếu ở gia đoạn trước chế biến (công đoạn trồng) do thói quen sử dụng thuốc BVTV nhiều; đồng thời VN là nước có nhiều loại dịch hại phổ biến mà các nước Châu Âu hay Mỹ rất lo ngại.

Vì thế, muốn không bị ngưng XK thì ngành rau quả VN buộc phải có chiến lược xây dựng vùng nguyên liệu an toàn theo hướng NNCNC. Các nhà máy XK phải cải tạo, nâng cấp theo tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 để đáp ứng yêu cầu quốc tế. “Đặc biệt, các cơ quan chủ quản phải kiểm tra, giám sát, không để tình trạng nhiều nhà máy không đạt chuẩn cũng được XK tràn lan, gây hại cho toàn ngành rau quả như thời gian qua” – ông Hà nói.

Nguồn: nongnghiep.vn

(Nông nghiệp GAP) - Xin giới thiệu một số kinh nghiệm nhận biết rau an toàn và không an toàn để chị em tham khảo.

Rau xanh cung cấp các vitamin, chất khoáng, protein, đường, vi lượng cần thiết cho cơ thể con người, làm tăng tỷ lệ tiêu hóa thức ăn, khả năng đồng hóa và hấp thu dinh dưỡng của cơ thể, tăng khẩu vị để ăn ngon miệng các món ăn khác. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, những vụ ngộ độc rau xanh có xu hướng gia tăng và rất khó kiểm soát, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rau xanh không an toàn là do người sản xuất chưa tuân thủ quy trình kỹ thuật trồng đã được khuyến cáo, tập huấn (nhất là về bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh), rau nhiễm khuẩn trong quá trình thu hoạch, bảo quản, lưu thông phân phối. Xin giới thiệu một số kinh nghiệm nhận biết rau an toàn và không an toàn để bạn đọc tham khảo.

Mướp đắng: những quả to, màu xanh đậm, mướt mát, thân phình to, da láng bóng là những quả hái từ cây bón nhiều đạm, chất kích thích sinh trưởng nên chất lượng sẽ kém và thường bị nhiễm độc khi ăn. Bạn nên chọn những quả có kích thước vừa phải theo loại giống trồng, mặt vỏ có nhiều gân nhỏ li ti để dùng thì sẽ an toàn và chất lượng.

Mướp đắng nên chọn những quả có kích thước vừa phải theo loại giống trồng, mặt vỏ có nhiều gân nhỏ li ti. (ảnh minh họa)

Rau cải: non mơn mởn, lá màu xanh ngắt, không thấy dấu vết sâu bệnh, thân chắc mập và đều tăm tắp thì đó là rau cải được bón nhiều phân đạm nitrat. Bạn không nên sử dụng rau cải này, nhất là ăn sống.

Đậu cô ve: những quả dài, bóng, ít lông tơ, phân đốt rõ, hầu như không có quả nào có vết sâu bệnh thì đó là đậu có bón nhiều phân bón lá, các chất vô cơ thấm vào quả chưa được chuyển hóa thành hữu cơ, có phun thuốc hóa học trừ sâu vào thời gian sát khi thu hoạch, ăn loại đậu này dễ bị độc hại.

Giá đỗ: những cọng giá tròn lẳn, thân trắng nõn, ít rễ là giá được ngâm ủ qua một công nghệ "kinh dị": khi hạt đỗ nảy mầm, người ta dùng phân bón lá trộn với các loại thuốc trừ sâu, đem pha loãng tưới lên mầm giá rồi ủ kín, thuốc có tác dụng thúc giá đỗ nảy mầm nhanh và phát triển hơn bình thường. Loại giá này khi xào sẽ có nước đục, ăn không ngon và dễ gây độc hại.

Nhận biết các loại rau để có sức khỏe tốt. (ảnh minh họa)

Rau cần nước: không nên dùng những cây rau thân phình to, thân và ngó có màu trắng nõn bất thường vì loại cần này đã được bón quá nhiều phân (phân chuồng, phân hóa học, phân bón qua lá) và phun nhiều thuốc trừ sâu bệnh. Loại cần này rất nhanh héo và héo nhiều sau khi thu hoạch, chất lượng giảm và cũng dễ bị độc hại khi ăn.

Khi chế biến các loại rau có bẹ (rau cải, cải thảo...) bạn nên tách rời từng lá và cắt bỏ phần gốc lá, nhặt bỏ những lá sâu, ngâm rau vào nước muối loãng hoặc nước có hòa thuốc tím trong thời gian khoảng 15 phút sau đó vớt ra đem rửa kỹ dưới vòi nước chảy vài lần rồi mới chế biến. Cách làm này tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả, có thể làm sạch thuốc trừ sâu, phân bón bám dính trên rau, có tác dụng sát khuẩn, tẩy rửa trứng giun, sán trên rau, qua đó giảm thiểu nguy cơ xâm nhiễm thuốc hóa học và các vi sinh vật có hại vào cơ thể người dùng, nhất là khi ăn rau sống.

Nguồn: Eva sanh dieu

Theo một số chuyên gia thương mại, trước đây, trái thanh long Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ chỉ được tiêu thụ trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt, người Mỹ gốc châu Á (chủ yếu phục vụ cho việc thờ cúng).

Người Mỹ gốc Âu, Phi… chưa quan tâm tới thanh long Việt Nam. Nguyên nhân chính là do quá trình trồng thanh long Việt Nam sử dụng nhiều phân, thuốc hóa học, lại phải hái lúc còn xanh vì phải qua gần 30 ngày đi biển mới tới được nước Mỹ.

Do đó, khi thanh long tới Mỹ, vị thanh long đã bị chua, ăn không còn ngon. Nhưng mới đây, những thông tin từ Mỹ cho thấy người tiêu dùng ngoài cộng đồng gốc Việt, gốc Á, ở nước này, đã bắt đầu ăn trái thanh long Việt Nam. Đó là loại thanh long được trồng bằng phương pháp hữu cơ tại vườn ông Ba Tây (ấp Mỹ Xuân, xã Dương Xuân Hội, Châu Thành, Long An).

Do trồng hoàn toàn bằng hữu cơ, lại được vận chuyển qua đường hàng không, nên trái thanh long trong vườn Ba Tây khi tới tay người tiêu dùng Mỹ ăn vẫn ngon ngọt như mới hái chín ở Việt Nam. Nhờ đó, 12 tấn thanh long hữu cơ đầu tiên xuất khẩu sang Mỹ đã được tiêu thụ hết chỉ trong vài ngày.

Trước thành công đó, Cty CP Nông nghiệp GAP (TP HCM) vừa thu mua tiếp 8 tấn thanh long hữu cơ của Ba Tây để xuất khẩu sang Mỹ. Đồng thời, Cty đã ký hợp đồng trồng thanh long hữu cơ với nhiều hộ nông dân khác ở Châu Thành (Long An), Bình Thuận, với quy mô khoảng 100 ha. Dự kiến đến tháng 5 tới, sản phẩm thanh long hữu cơ trên diện tích trên sẽ được xuất khẩu sang Mỹ.

Nguồn: nongnghiep.vn

Back to Top